Mác xi măng: Khái niệm, phân loại và ứng dụng

Trâm Anh
19, April, 2021

Ta đã có bài tìm hiểu xi măng là gì? Tính chất và ứng dụng của xi măng trong đời sống. Trong lĩnh vực xây dựng mác xi măng là cái tên rất quen thuộc. Vậy Mác xi măng là gì? Chắc hẳn có nhiều người đã từng nghe nhưng không quan tâm hoặc chưa nắm rõ được khái niệm này. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của mác xi măng để chọn mua đúng chủng loại mác xi măng và áp dụng vào xây dựng nhé. 

Mác xi măng là gì? Tiêu chuẩn xác định mác xi măng

Khái niệm mác xi măng 

Mác xi măng được hiểu là cường độ chịu nén của xi măng. Khi bạn đem vữa xi măng + cát + nước trộn theo một tỷ lệ tiêu chuẩn. Mác xi măng còn được gọi là mác bê tông.

Tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu xây dựng đối với các công trình khác nhau mà quy định về kích thước của mác xi măng là khác nhau. Để các tiêu chuẩn được chính xác thì chúng ta nên dùng hệ số chuyển đổi.

Tiêu chuẩn về mác xi măng trong xây dựng

Cách đơn giản nhất để xác định mác xi măng (mác bê tông) chính là bạn cần phải có ít nhất một tổ hợp mẫu gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất về vị trí, cách thức, điều kiện bảo quản. Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó.

Để xác định được mác xi măng (28 ngày tuổi) người ta sẽ phá hủy cả 3 mẫu xi măng lấy được và lấy các giá trị trung bình của ứng suất tại thời điểm phá hủy đó. Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng.

Cấu trúc bê-tông tại vị trí được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của mỗi mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế. Tuy nhiên đồng thời không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả kiểm tra dưới 85% mác thiết kế.

Trong xây dựng, bê tông chịu đựng nhiều loại lực khác nhau tác động lên như: lực nén, kéo, uốn, trượt. Bê tông chịu được lực nén là tốt nhất nên người ta lấy tiêu chuẩn chịu nén của bê tông để đánh giá chất lượng. Có thể hiểu đây là mac bê tông hay còn gọi là mác xi măng mà nhiều người thắc mắc.

Phân loại mác xi măng và cách trộn mác theo tỷ lệ chuẩn

Các loại mác xi măng

Mác xi măng được chia thành nhiều loại, trong xây dựng bao gồm: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500, 600. Sau đây là bảng cường độ chịu nén của những mác xi măng thông dụng.

Một số loại mac bê tông phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay:

  • M100: sản phẩm có cường độ chịu nén 9.63Mpa và cấp độ bền B7.5
  • M150: sản phẩm có cường độ chịu nén 16.05Mpa và cấp độ bền B12.5
  • M200: sản phẩm có cường độ chịu nén 19.27Mpa và cấp độ bền B15
  • M250: sản phẩm có cường độ chịu nén 25.69Mpa và cấp độ bền B20
  • M300: sản phẩm có cường độ chịu nén 28.90Mpa và cấp độ bền B25.5
  • M400: sản phẩm có cường độ chịu nén 38.53Mpa và cấp độ bền B30
  • M500: sản phẩm có cường độ chịu nén 51.73Mpa và cấp độ bền B40
  • M600: sản phẩm có cường độ chịu nén 57.80Mpa và cấp độ bền B45

Ví dụ : khi nói đến mác xi măng 200 chính là nói về ứng suất nén của mẫu bê-tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở 28 ngày tuổi, đạt 200 kG / cm².

Còn cường độ chịu nén mác xi măng 200 thì chỉ là 90 kG / cm². Được lấy để tính toán theo thiết kế cấu trúc của mẫu xi măng đã ninh kết. Tạo thành bê-tông theo trạng thái giới hạn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng hiện đại. Con người có thể sản xuất xi măng có cường độ chịu nén đến 1000 kg / cm² một cách đơn giản.

Phân biệt mác xi măng PC và xi măng PCB

Xi măng PC còn được gọi là xi măng Pooclăng được nghiền từ clinker với 5% thạch cao. Xi măng Pooclăng được xác định được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2682:2009, gồm 3 mác PC30, PC40 và PC50. Thích hợp sử dụng trong các công trình thấp tầng, dân dụng không đòi hỏi độ chịu lực quá lớn.

Xi măng PCB là xi măng Pooclăng hỗn hợp. Được sản xuất từ việc nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia Lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% trong đó thì phụ gia đầy không quá 20%. Chất lượng xi măng Pooclăng hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260:2009. Gồm 3 mác PCB30, PCB40 và PCB50. Áp dụng cho các công trình nhà cao tầng, công trình ngập mặn, đòi hỏi độ chịu lực cực cao, tính chống ăn mòn.

Có thể nhận thấy chúng chỉ khác đôi chút về hàm lượng phụ gia có trong đó. Xi măng PC thì cường độ ban đầu sớm hơn xi măng PCB. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng của 2 loại xi măng PC và PCB giống nhau.

Cách bảo dưỡng mac bê tông

Những mẫu bê tông đủ 28 ngày tuổi và được bảo dưỡng theo điều kiện chuẩn mới đem đi xác định độ chịu nén. Vậy bảo dưỡng mác bê tông như thế nào? Sau khi đổ bê tông sẽ cần một khoảng thời gian để ninh kết. Giai đoạn này rất quan trọng, cần thực hiện bảo dưỡng để đảm bảo bê tông đạt chất lượng.

  • Những việc mọi người cần lưu ý để bảo dưỡng bê tông giai đoạn này chính là:
  • Tránh những va chạm hay tác động mạnh lên bê tông có thể gây vỡ bất cứ lúc nào.
  • Thiết kế cốp pha kín khít tránh tình trạng bê tông bị chảy nước sau khi đổ.
  • Nếu đổ bê tông trong điều kiện mùa hè nóng nực nên lót một lớp ni lông ở trên cùng tránh bốc hơi.
  • Phun nước đảm bảo độ ẩm cho bê tông.
  • Cần lưu ý bảo dưỡng tốt bê tông để đảm bảo chất lượng, độ chịu lực nén của bê tông trong xây dựng.

Cách thức trộn mác bê tông theo tỷ lệ chuẩn

Cách trộn bê tông đúng mác bê tông theo tỷ lệ là cách trộn vữa xây đúng mác. Giúp cho bê tông được chất lượng và làm việc hiệu quả nhất

Bê tông là hỗn hợp vật liệu gồm cát + đá + nước + xi măng. Vậy trộn như thế nào để đạt đúng mác theo quy định? Hầu hết, trên bao bì xi măng có ghi tỷ lệ trộn cho 1m3 bê tông.

Lấy thùng sơn 18 lít để làm tiêu chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:

+ Bê tông mác 200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá

+ Bê tông mác 250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá

+ Bê tông mác 300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá

Đây là cách tính mác bê tông để tính khối lượng bê tông dựa vào bảng cấp phối bê tông của tất cả loại mác được sử dụng trong xây dựng. Những số lượng trong công thức trên đây chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi trên điều kiện xây dựng thực tế.

Xem báo giá các sản phẩm xi măng 2021 ngay Tại đây.

Bảng cường độ mác xi măng luôn được các thương hiệu in sẵn trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng nắm bắt như:

Vỏ bao xi măng Tam Sơn

Vỏ bao xi măng Hà tiên

Vỏ bao xi măng Cẩm Phả

Vỏ bao xi măng Nghi Sơn

Đơn vị phân phối xi măng uy tín, chất lượng tại TP. Hồ Chí Minh

Nếu quý khách hàng đang còn phân vân chưa hiểu rõ được mác xi măng hay mác bê tông là gì thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ để có thể chọn mua những sản phẩm phù hợp tốt nhất. Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ thương mại Huy Đồng là nhà phân phối trực tiếp các thương hiệu xi măng nổi tiếng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, uy tín và chất lượng được đặt lên hàng đầu đảm bảo phục vụ những sản phẩm tốt nhất đến với quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ để sở hữu những sản phẩm chất lượng cao cho công trình của bạn, tại:

Website: https://www.ximanghuydong.vn/

Hotline: 0938 78 79 99 (Mr. Huy)

Email: huydongbc@gmail.com

Hân hạnh mang đến cho quý khách hàng sự tin cậy và hài lòng trên từng sản phẩm.

Xem thêm: Xi măng Cẩm Phả 2021: Công nghệ quản lý chất lượng Quốc tế