Lý giải sự "tụt dốc" của ngành xuất khẩu xi măng

Admin
28, February, 2017

Tiêu thụ xi măng nội địa tăng, xuất khẩu xi măng giảm trong tháng 5 này đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất và phân phối xi măng mừng vui lẫn lộn. Với những nhà phân phối xi măng có thể mạnh ở thị trường nội địa thì đó là tín hiệu vui nhưng với doanh nghiệp mà xuất khẩu là đầu ra quan trọng thì bản thân doanh nghiệp phải “vắt óc” tính toán lại thị trường đầu ra cho sản phẩm.

- Nguồn Báo xây dựng -

ly-giai-su-tut-doc-cua-nganh-xuat-khau-xi-mang-1
Kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam giảm

Ảnh hưởng bởi tình hình xuất khẩu chung

Thực tế thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, xuất khẩu sản phẩm xi măng xây dựng tháng 5/2015 ước đạt 1,10 triệu tấn, bằng 83% so với tháng 4, bằng 100% so với tháng 5/2014. Trong đó, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu tháng 5/2015 ước 0,15 triệu tấn, ước 5 tháng đầu năm 2015 là 0,63 triệu tấn. Sản lượng clinker và xi măng xuất khẩu giảm sút nhiều so với năm trước vì thị trường xuất khẩu sang một số nước đang gặp khó khăn nhất là Bangladet - một thị trường xuất khẩu truyền thống của Xi Măng Việt Nam.

Một câu hỏi đặt ra là vì sao xuất khẩu Xi Măng của Việt Nam lại gặp khó trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng của thế giới lại đang tăng?

Theo ông Bùi Hồng Minh - Phó Tổng Giám Đốc Xi măng Vicem Hà Tiên, do nguồn cung trên thế giới tăng lên đáng kể trong năm 2015 này khiến kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam giảm.

Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu Xi Măng phân tích: Xuất khẩu Xi Măng của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh về lượng và giá với các doanh nghiệp “hàng xóm” như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản… Họ xuất khẩu với số lượng lớn, giá xuất khẩu Xi Măng Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia lại thấp hơn Xi Măng của Việt Nam, bề dày kinh nghiệm xuất khẩu lại nhiều hơn nên dễ dàng cạnh tranh với Xi Măng Việt Nam.

Trong khi vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về xuất khẩu Xi Măng, người thì ủng hộ, người không đồng tình tăng lượng xuất khẩu vì lo sợ xuất khẩu tài nguyên, thì thực tế thị trường là câu trả lời thỏa đáng nhất: Xuất khẩu Xi Măng không dễ, nhất là một nước chưa có cảng nước sâu chuyên dành cho xuất khẩu Xi Măng như Việt Nam.

Tiêu thụ xi măng nội địa tăng

Nếu như tháng 5/2015 xuất khẩu Xi Măng gặp sóng, giảm cả về lượng và giá thì một tín hiệu đáng mừng cho ngành Xi Măng là tiêu thụ nội địa tiếp tục tăng lên.

Thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy,

=> Ước sản phẩm tiêu thụ tháng 5/2015 là 6,38 triệu tấn, bằng 98% so tháng 4; bằng 109% so tháng 5/2014

=> Ước tiêu thụ 5 tháng đầu năm 2015 là 27,19 triệu tấn, bằng 101% so cùng kỳ năm 2014 và đạt 37,7% kế hoạch năm 2015.

=> Trong đó tiêu thụ trong nước tháng 5 ước 5,28 triệu tấn, bằng 102% so tháng 4 và bằng 111% so tháng 5/2014.

=> Trong đó Vicem tiêu thụ tháng 5 ước đạt 1,95 triệu tấn, bằng 98,5% so với tháng 4 và bằng 114% so với tháng 5/2014.

=> Tiêu thụ trong nước 5 tháng đầu năm 2015 ước đạt 21,34 triệu tấn Xi Măng, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2014.

Lý giải nguyên nhân tiêu thụ nội địa tăng, ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết, tháng 5 sản lượng Xi Măng tiêu thụ nội địa tăng cao do đã thực sự bước vào mùa xây dựng, hơn nữa thời tiết cũng thuận lợi cho xây dựng. Trong khi nguồn cung Xi Măng nội địa không tăng, tiêu thụ nội địa tăng thì xuất khẩu giảm là phù hợp. Giá bán xi măng tháng 5 nhìn chung vẫn ổn định mặc dù giá điện và giá xăng dầu đã điều chỉnh tăng.

Xi Măng là mặt hàng nặng, vận chuyển gặp nhiều khó khăn, bản thân các doanh nghiệp sản xuất Xi Măng luôn coi gia tăng thị phần trong thị trường nội địa là mục tiêu chứ không phải gia tăng thị phần từ xuất khẩu.

Phân tích để thấy xuất khẩu Xi Măng không dễ và đây là mặt hàng nên cũng chịu quy luật thị trường điều chỉnh là tất yếu.

Viết bình luận: